Hắc kỷ tử là một cây mọc hoang có nguồn gốc từ Tây Tạng. Quả hắc kỷ tử có hình tròn, mọng, khi chín có màu đen. Tùy vào nước có tính kiềm hay acid mà khi pha nước có màu tím hay xanh nước biển. Hắc kỷ tử có rất nhiều công dụng với sức khỏe và sắc đẹp.
Theo Đông y, hắc kỷ tử vị ngọt, vào kinh can thận. Phụ nữ Tây Tạng từ lâu đã dùng loại quả này vào việc làm đẹp, chống lão hóa và hắc kỷ tử được mệnh danh là siêu trái cây vì các công dụng kỳ diệu đối với sức khỏe.
– Sách Bản thảo kinh sơ viết: Hắc kỷ tử bổ can thận, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, rất tốt để ích tinh, minh mục (sáng mắt).
– Sách Dược tính bản thảo lại viết: Hắc kỷ tử bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần.
Chủ trị: Chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn gây xây xẩm mặt mày, mệt mỏi, di tinh, đau mắt, mỏi mắt, quáng gà…
Ngày nay, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh công dụng của hắc kỷ tử với sức khỏe.
Công dụng của hắc kỷ tử
Hắc kỷ tử được chứng minh chứa hàm lượng lớn chất OPCs (Oligomeric Proanthocyanidins). Chất này chỉ tìm được trong một số trái cây, vỏ cây nhất định. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy OPCs có tác tác dụng chống oxy hóa mạnh gấp 20 lần vitamin C và gấp 50 lần vitamin E. Mỗi quả hắc kỷ tử chứa khoảng 18 loại acid amin và 40% protein cùng hơn 20 chất khoáng khác. Hàm lượng dinh dưỡng này cao gần như yến sào, một loại thực phẩm giá trị.
5 loại carotenoid được tìm thấy trong quả hắc kỷ tử là: beta-carotene, zeaxanthin, lutein, lycopene và cryptoxanthin. Theo nghiên cứu, hàm lượng beta-carotene trong quả này còn nhiều hơn cà rốt.
Tăng cường miễn dịch và phòng chống ung thư
OPCs trong hắc kỷ tử được nghiên cứu là chất chống oxy hóa tự nhiên tốt nhất. Bằng cách sửa chữa và làm giảm các tế bào bị hư hại từ hậu quả của việc viêm và sự oxy hóa trong gốc tự do gây ra. Từ đó cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống lão hóa. Khả năng chống oxy hóa của hắc kỷ tử cũng có công dụng trong việc phòng chống và điều trị ung thư.
Bảo vệ mắt và cải thiện thị lực
Hàm lượng cao các loại carotenoid kết hợp với OPCs có trong hắc kỷ tử rất tốt cho tế bào mắt. Giúp cải thiện thị giác, giảm xuất huyết mao mạch. Vì vậy mà hắc kỷ tử rất tốt cho những người thường xuyên điều tiết mắt như dùng máy tính nhiều hay lái xe ban đêm.
Đặc biệt lutein và zeaxanthin là 2 carotenoid được chứng minh có nồng độ cao ở võng mạc và điểm vàng của mắt. 2 Chất này có hiệu quả gia tăng mật độ quang học của các sắc tố võng mạc trong mắt. Giúp chống lại sự phát triển của thoái hóa điểm vàng. Đồng thời có vai trò như bộ lọc ánh sáng có bước sóng ngắn sẽ làm giảm các gốc tự do trong võng mạc mắt.
Ở Pháp, OPCs đã được sử dụng để chữa bệnh võng mạc tiểu đường trong nhiều năm.
Làm đẹp, sáng da, giảm thâm nám
OPCs kiềm chế việc lưu hóa các gốc tự do để tái tạo tế bào và da, làm cho da mịn màng, mờ sẹo. Giống như saffron (nhụy hoa nghệ tây), nước cốt hắc kỷ tử xoa lên mặt làm giảm thâm, sáng da và có thể giảm sưng viêm.
Cách dùng hắc kỷ tử
Hắc kỷ tử có thế ăn trực tiếp, nấu cháo hoặc hầm cùng nhiều loại gia vị khác. Hắc kỷ tử cũng được dùng để hãm trà, ngâm rượu – đây là 2 cách dùng phổ biến nhất. 2 Cách này cũng đơn giản và giúp cơ thể hấp thu hết tinh hoa của hắc kỷ tử.
Cách ngâm rượu hắc kỷ tử
Nguyên liệu chuẩn bị:
6 lít rượu ngon
Hắc kỷ tử 1kg.
Sau đó ngâm trong bình thủy tinh đã rửa sạch. Ngâm khoảng 1 tuần là có thể dùng, để lâu hơn sẽ càng ngon hơn.
Cách hãm trà hắc kỷ tử
Sử dụng 200ml nước ấm khoảng 60 độ rồi đổ vào cốc thuỷ tinh.
Cho 5g hạt kỷ tử cho vào cốc nước ấm. Rồi đợi 5p cho trà ngấm rồi uống.
Chú ý: Không nên sử dụng nước lạnh hoặc nước quá sôi để pha trà vì sẽ làm giảm tác dụng của hắc kỷ tử. Đặc biệt là nước sôi sẽ phá huỷ các hoạt chất có lợi ở trong hắc kỷ tử.
Những lưu ý khi sử dụng hắc kỷ tử
Bảo quản hắc kỷ tử
– Đóng kín sau mỗi lần sử dụng
– Bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, không để lẫn mùi.
– Nên bảo quản trong tủ lạnh và dùng trong khoảng 3 tháng từ ngày mở bao bì của sản phẩm.
Một số lưu ý khi dùng hắc kỷ tử
– Những người bị viêm, sốt, tiêu chảy do nhiệt không nên sử dụng hắc kỷ tử. Do hắc kỷ tử có tác dụng làm ấm cực kỳ mạnh và không có lợi cho việc phục hồi của bệnh nhân.
– Những người nóng tính, ăn quá nhiều đạm hoặc người bị mẩn đỏ không nên sử dụng. Hắc kỷ tử nuôi dưỡng can thận, vì vậy những người có người can thận khỏe mạnh khi sử dụng sẽ dễ bị bốc hỏa, nóng trong người.